Hệ thống Gravitricity tạo ra điện từ trọng lực khi thả rơi

hệ thống sản xuất điện từ trọng lực

Như chúng ta đã biết, nguồn năng lượng trên trái đất được con người khai thác chủ yếu như nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân, điện địa nhiệt,… Nhưng lượng điện đến từ các nguồn tự nhiên và ít ảnh hưởng đến tự nhiên như điện mặt trời, điện gió và địa nhiệt nhì lại không đáng kể hay còn gọi là sản lượng chưa nhiều. Thế nhưng, những loại điện này cũng đang dần được phát triển để có thể khai thác rộng hơn. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một nguồn năng lượng điện mới đó là điện từ trọng lực, hệ thống Gravitricity hoạt động cho phép nhờ vào trọng lực thả rơi để có thể tích tụ điện năng. Hệ thống này có thể tạo ra lượng điện để thắp sáng châu Phi và châu Âu.

Hệ thống Gravitricity tạo ra điện từ trọng lực của nó khi rơi

Startup Gravitricity có trụ sở tại Edinburgh, Scotland không tính tới chuyện xây tháp. Mà tận dụng những khu mỏ bỏ hoang. Những hệ thống trục sẽ kéo 12.000 tấn vật nặng lên. Để rồi thả cho nó rơi tự do xuống mỏ sâu. Gravitricity tin rằng họ có thể tạo ra điện với giá thành chỉ bằng nửa số tiền bỏ ra để sản xuất pin li-ion. Mà lại không hao tổn năng lượng.

Hệ thống Gravitricity mô phỏng

Hệ thống Gravitricity hoạt động như một bộ pin khổng lồ để trữ điện đến từ năng lượng tái tạo. Hệ thống thử nghiệm cao 15 m có chi phí 1,4 triệu USD. Được đặt ở tháp cao tại rìa đất ở bến cảng Leith, Edinburgh. Hệ thống này vận hành bằng cách sử dụng điện dôi thừa. Để nâng tạ nặng giúp lưu trữ năng lượng cho tới khi cần dùng. Điện được sản sinh khi thả tạ xuống. Hai quả tạ rơi trong vòng 10 giây. Hệ thống chứng minh công nghệ khả thi.

Các chuyên gia cho biết những hệ thống lưu trữ điện năng như vậy đang trở nên ngày càng quan trọng khi con người ngày càng phục thuộc vào phong năng và quang năng. Công ty Gravitricity hy vọng có thể triển khai công nghệ ở châu Âu và châu Phi.

Hệ thống Gravitricity được kỳ vọng sẽ là một nguồn năng lượng mới

Công nghệ mới có thể tạo ra sự khác biệt trên toàn cầu. Nó sẽ giúp thắp sáng những bóng đèn ở châu Phi cũng như ở châu Âu”, Charlie Blair, giám đốc quản lý của Gravitricity, cho biết.

Thiết kế của Gravitricity cho phép sử dụng hệ thống trong những hầm mỏ cũ. Tại Anh, hệ thống có thể hoạt động ở độ sâu 750m, gấp đôi chiều cao tháp Eiffel ở Paris. Nhưng ở các nước châu Phi, hệ thống sẽ được đặt trong những hố xây dựng đặc biệt với độ sâu lên tới hơn 2km.

Hệ thống Gravitricity được lắp đặt tai một hải cảng

“Công nghệ lưu trữ năng lượng còn khá mới với hệ thống điện của chúng ta. Trong quá khứ, chúng ta không thực sự cần đến nó bởi những nhà máy điện truyền thống thường đi kèm hệ thống lưu trữ. Nhưng với các trang trại điện gió, cần có hệ thống lưu trữ hỗ trợ”, chuyên gia năng lượng Hannah Chalmers đến từ Đại học Edinburgh, nhấn mạnh.

Theo Gravitricity, công nghệ của họ cung cấp giải pháp tiết kiệm chi phí. So với pin lithium-ion và không đòi hỏi nguyên tố đất hiếm như cobalt và nickel.

Theo tính toán của Energy Vault, một dự án chuẩn với 20 cần cẩu tháp sẽ tạo ra lượng điện. Đủ dùng cho 40.000 hộ gia đình trong 24 giờ. Theo thời gian, chi phí sản xuất điện theo cách này sẽ thấp hơn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.